Cuộc sống
trong chúng ta không ai là không lo không nghĩ, thậm chí đau đầu chóng mặt với
chuyện tiền nong. Đặc biệt, khi mà đời sống ngày càng thay đổi, chúng ta càng phải
đối mặt với nhiều vấn đề khó giải quyết. Các khoản chi tiêu của cá nhân, của
gia đình cứ liên tục dồn nén. Có cách nào để thoát ra khỏi những vấn đề trên?
Có rất nhiều
người suy nghĩ rằng khi kiếm được nhiều tiền thì bản thân sẽ thoát khỏi cảnh
túng thiếu, nợ nần. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn chính xác. Đây cũng chỉ là một
quan điểm phản ánh nhu cầu cần tiền và mong muốn có nhiều tiền. Thực tế, tất cả
mọi người, từ kẻ không có tiền cho đến kẻ nhiều tiền cũng sẽ rơi vào cảnh tương
tự nếu chúng ta không biết cách quản lý tiền thật logic.
Ở mỗi hoàn cảnh
gắn liền với một địa vị trong xã hội chúng ta sẽ có những nhu cầu khác nhau.
Chính những nhu cầu này sẽ tác động trực tiếp đến túi tiền mà chúng ta đang có.
Đây chính là mấu chốt dẫn đến những vấn đề sau đó mà chúng ta phải đối mặt.
Quy tắc quản lý tiền thông minh bằng 6 chiếc lọ là chìa khóa giúp chúng
ta mở mọi cánh cửa
Quản lý tiền
bằng 6 chiếc lọ là phương pháp quản lý dòng tiền cá nhân rất logic. Phương pháp
được xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu về cách chi tiêu cá nhân và được nhiều
người ứng dụng. 6 chiếc lọ là 6 loại dòng tiền mà chúng ta cần phần chú tâm
phân bổ, bao gồm: Chi tiêu cần thiết, tiết kiệm dài hạn, chi tiêu giáo dục, chi
tiêu hưởng thụ, quỹ tài chính tự do và quỹ từ thiện.
6 chiếc hũ chi tiêu tài chính các nhân |
1. Chiếc hũ chi tiêu cần
thiết ( NEC: 55%)
Chi tiêu cần
thiết là khoản tiền sử dụng trong các hoạt động hằng ngày của mỗi cá nhân như:
Ăn uống, vui chơi, mua sắm, vận chuyển, lưu trú…
Tùy theo thu
nhập hàng tháng mà mỗi cá nhân sẽ trích một khoản tiền lớn hay nhỏ. Tuy nhiên,
khoản chi tiêu hợp lý là 55%. Nếu lớn hơn con số này thì chúng ta cần phải xem
xét và thắt chặt. Trường hợp những khoản chi tiêu cá nhân hàng ngày tiêu hơn
80% thu nhập hàng tháng thì cần cắt bỏ ngay lập tức. Nếu duy trì thì chỉ càng
làm chúng ta rơi vào cảnh tồi tệ hơn trong tương lai.
2. Chiết hũ tiết kiệm
dài hạn (LTSS: 10%)
Khoản tiền tiết
kiệm dài hạn là khoản tiền dành cho các mục tiêu lớn và mang tính chất dài hạn.
Ai trong chúng ta cũng có những hoài bão. Do vậy, ngay từ bây giờ lập tức dành
ra 10% bỏ vào lọ để dành cho tương lai.
Tất nhiên khoản
tiền dài hạn với 10% là không thực sự lớn đối với những dự án cần nhiều vốn để
thực hiện. Tuy nhiên với khoản tiết kiệm này sẽ giúp chúng ta đỡ áp lực khi cần
xoay vốn, thậm chí không cần đến nguồn tài trợ từ bên ngoài.
3. Chiết hũ chi tiêu
giáo dục ( EDUC: 10%)
Giáo dục
chính là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Khoản đầu tư này giúp chúng ta tiếp cận
với nhiều tri thức mới, nâng tầm cá nhân và mở ra nhiều cơ hội mới cả trong cuộc
sống và công việc.
Với 10% chi
tiêu, chúng ta phải biết cách phân bổ hợp lý. Với những khóa học nâng cao để
giúp chúng ta mở rộng kiến thức hiện có. Đầu tư vào sách, học các môn nghệ thuật,
nghiên cứu … là những cách rất thực tế. Tuy nhiên không phải khoản đầu tư nào
cũng tốt và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Chúng cần phải biết đâu là cái cần
thiết cho bản thân hiện tại và tương lai. Không quá ôm đồm nhiều khóa học để
tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.
4. Chiếc hũ chi tiêu
hưởng thụ ( PLAY: 10%)
Làm việc vất
vả, có quá nhiều vấn đề phải lo toan. Chúng ta sẽ không ít lần rơi vào trạng
thái mệt mỏi, stress liên tục. Do đó chúng ta cần phải chăm sóc cơ thể, du lịch
để lấy lại tinh thần hay tham gia các buổi tiệc thú vị để tìm kiếm mối quan hệ
và có thêm trải nghiệm… Chỉ với 10% tiết kiệm, chúng ta sẽ có rất nhiều thứ để
giúp cho cơ thể đào thải độc tố và bổ sung nguồn năng lượng mới.
5. Chiếc hũ tài
chính tự do ( FFA: 10%)
10% nguồn quỹ
tài chính được dùng để đầu tư vào các nguồn sinh lợi “tiền đẻ ra tiền” ví dụ: Gửi
ngân hàng, gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm…
Đây cũng là một
nguồn thu nhập tăng thêm mà chúng ta không tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc.
Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt, cũng tồn tại rủi ro. Tiền đầu tư chúng ta phải
gửi đúng đối tượng, những tổ chức uy tín. Do đó chúng ta phải tham khảo các
thông tin và so sánh các tổ chức với nhau để có được lợi ích tốt nhất.
6. Chiếc hũ cho đi ( GIVE: 5%)
“Cho-nhận” là
một quy luật rất công bằng của cuộc sống. Chúng ta phải biết yêu thương và chia
sẻ, cùng gánh vác trách nhiệm với cộng đồng. Do đó tham gia các hoạt động xã hội,
chương trình từ thiện là cách để chúng ta tìm thấy sự cân bằng và bình yên. Chiếc
hũ với 5% tiết kiệm sẽ góp phần làm cho cuộc sống chúng ta tốt hơn.
Kiếm được tiền
đã khó, nhưng kiểm soát chi tiêu lại càng khó hơn. Đây là một bài toán không dễ,
nhưng thực sự không phải quá khó. Chỉ cần 6 chiếc lọ và cố gắng duy trì hành động
phân bổ đều đặn hàng tháng, chúng ta sẽ thấy được hiệu quả vô cùng to lớn. Khi
đó vấn đề tiền bạc không còn chiếm giữ trong tâm trí nữa, chúng ta có nhiều thời
gian hơn để làm việc khác.
Da Cuoi
Theo 6jars.com